Dự án đầu tư Vietfood Mart 2023

CÔNG TY CỔ PHẦN VIETFOOD INTERNATIONAL

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHUỖI: “Cửa hàng an sinh”

TÊN CỬA Hiệu VIETFOOD MARK

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHẢ THI

“HỢP TÁC ĐỂ THÀNH CÔNG BỀN VỮNG”

CÔNG TY CP VIETFOOD INTER Rất hân hạnh được chào đón và giới thiệu đến quý “Nhà đầu tư thông minh” đã thực sự quan đến “Dự án đầu tư khả thi” này và đồng tâm, hợp lực để thực hiện kế hoạch xây dựng phát triển hệ thống Bán lẻ là: Chuỗi“Siêu thị mini - Cửa hàng tiện lợi” mang nhãn hiệu “VIETFOOD MARK” theo chiến lược “MTE”: “Manufacturing To End user – “Từ Nhà sản xuất đến Người tiêu dùng”.

Kế hoạch phát triển hệ thống bao phủ thị trường chia thành 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Đến hết năm 2024 đạt mức 3600 Shop - Giai đoạn 2: Đến hết năm 2026 đạt mức 10.000 Shop - Giai đoạn 3: Đến hết năm 2027 đạt mức 63,000 Shop Mục đích cao nhất của kế hoạch phát triển hệ thống là:“Phục vụ 100 TRIỆU Nhân dân Việt Nam”. Dự án này mang đầy đủ ý nghĩa với “3 YẾU TỐ CỐT LÕI” sau đây: - Niềm tin yêu và khát vọng xây dựng: “THƯƠNG HIỆU VIỆT CỦA NGƯỜI VIỆT” - Nâng tầm giá trị đậm nét nhân văn: “HÀNG VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT” - Lợi nhuận hơn sự mong đợi: “VÌ SỰ GIÀU CÓ THỊNH VƯỢNG CỦA NGƯỜI VIỆT”

I. PHẦN THỨ NHẤT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1. Một số thông tin cơ bản:

a. Chủ tịch HĐQT – Ông Nguyễn Huỳnh Đạt: Tiến sỉ chuyên ngành thực phẩm, có hơn 12 năm làm việc cho Tập đoàn của Mỹ & Anh Quốc (Bestfood & Unilever ) Hơn 14 năm điều hành tập đoàn Nestle Thụy sỉ Với vị trí Giám đốc dự án , Điều hành kinh doanh dự án thực phẩm cho toàn Asia và Việt Nam trước khi bước ra khỏi “vùng an toàn” để “Khởi nghiệp” với khát vọng: “Doanh Nghiệp Việt – Vì Người Việt phát triển” vào những năm đầu của Thế kỷ 21. Là nhà Quản trị và Điều hành kinh doanh “Thực chiến” với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng phát triển hệ thống, phát triển đội ngũ kinh doanh; Làm cố vấn tư vấn chiến lược cho tập đoàn Red sun, Tập đoàn Cirkle K, Tập đoàn Pizza hurt , và thường được các Trường Đại học tại Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…mời làm Diễn giả để “Truyền động lực – Tạo nguồn cảm hứng” về chuyên đề“Khởi Nghiệp” cho nhiều lớp sinh viên năm cuối. Ông Nguyễn Huỳnh Đạt còn là Ban Chấp Hành Hiệp hội ẩm thực Việt nam nhiệm kỳ 2022- 2027tại Việt Nam. Quá trình công tác đó Ông Đạt đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen; Giấy khen; Huy hiệu, Kỷ niệm chương và nhiều danh hiệu đáng trân quý khác do Hiệp hội kinh tế châu á Thái Bình dương và các Tổ có uy tín khác chức khác… trao tặng

2. Câu chuyện “Nhân duyên và Cơ duyên” để phát triển dự án:

Hơn 26 năm là điều hành cấp cao cho 3 tập đoàn Bestfood – Unilever – Nestle là người thực chiến trực tiếp, tạo nên những thương hiệu đứng đầu thị trường toàn châu á như Knorr, Lipton , Maggi, Milo, Nest tea, Nest vita, Gấu 1+, 3+, 6+, Nan HA, cà phê việt, mang lại doanh thu hàng chục ngàn tỷ đồng cho mỗi thương hiệu trên tính tới thời điểm hiện nay.

Câu chuyện dự án được khởi nguồn từ “NHÂN DUYÊN VÀ CƠ DUYÊN LỚN” kể từ khi Ông Nguyễn Huỳnh Đạt thông qua một dự án nghiên cứu phân khúc thu nhập bình dân tại Việt nam vào năm 2012 do tập đoàn TNS được Nestle đặt hàng mục đích để Nestle tham gia vào phân khúc nầy có mức thu nhập trung bình hộ gia đình hàng tháng từ 1,500,000 đồng đến 3 triệu đồng ( phân khúc nầy đang chiếm hơn 23% dân số Việt nam với hơn 6 triệu hộ gia đình ) Sau khi có kết quả nghiên cứu báo cáo từ TNS, tập đoàn Nestle quyết định không tham gia đầu tư vào phân khúc trên vì thấy không có hiệu quả cũng như giá trị mang lại từ phân khúc nầy. Đây là điều khiến Ông Nguyễn Huỳnh Đạt thật sự sốc và đi đến quyết định rời bỏ tập đoàn để tự mình xây dựng câu chuyện cho ngành hàng thực phẩm do ông sáng lập với mục đích phụng sự cho phân khúc bình dân việt nam. Nhờ vào kinh nghiệm hơn 26 năm làm việc vị trí Lãnh đạo/ Điều hành cấp cao cho các Tập đoàn đa Quốc gia ngành thực phẩm lớn nhất Thế giới như: Best Foods (Mỹ); Unilever (Anh – Hà Lan); Nestle (Thụy Sĩ)… … Và chính TS. Nguyễn Huỳnh Đạt là “Cha đẻ” của các Nhãn hàng/ Nhãn hiệu thực phẩm đình đám như: Maggi/ Knorr/ Café VIỆT/ milo, Nest coffee, Nest Tea, Nest Vita, Gấu 3 + Nan HA Lavie… đã làm mưa làm gió, thống lĩnh thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường ASEAN nói chung và một số nhản hàng khác chỉ dành cho xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, Châu Mỹ nói riêng...Đã giúp thương hiệu Ông Bếp, Thương hiệu Vietcup coffee và Vietfood có lối đi riêng và sự khác biệt để tồn tại và ngày càng khẳng định con đường đi của các thương hiệu nầy hoàn toàn đúng và tạo giá trị thiết thực cho yếu nhân tại Việt nam.

II. PHẦN THỨ HAI: CÂU CHUYỆN MANG Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT

1. Bước ngoặt lịch sử của cuộc đời Ông Tiến sĩ Quốc tế ngành thực phẩm:

Trăn trở với ngành Nông Nghiệp Việt Nam và Người tiêu dùng Việt Nam (đặc biệt là tầng lớp người lao động có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội – chiếm tỷ lệ khoảng 23% trong tổng dân số Việt Nam gần 100 triệu người… Suốt quá trình 26 năm công tác ở các vị trí cấp cao, đỉnh cao cho Nước ngoài… TS. Nguyễn Huỳnh Đạt đã tích lũy, lĩnh hội, đúc kết được mọi “Công thức và Bí quyết” của ngành chế biến Thực phẩm và Gia vị tiên tiến, tinh hoa nhất của Thế giới… Ông TS. Đạt đã quyết định “Từ bỏ đỉnh cao – Quay về nguồn cội” để thực hiện “Sứ mệnh” và “Tâm nguyện” với Tôn Chỉ:“Tận hiến để phục vụ Người Việt Nam”!

2. Sự ra đời của “Hệ sinh thái – Hệ giá trị” khác biệt lớn:

Sau hơn 10 năm ròng rã lao động chăm chỉ, miệt mài sáng tạo không ngừng với niềm đam mê cháy bỏng. Với sự tận tâm, tận tụy và khối lượng kiến thức khổng lồ… TS. Nguyễn Huỳnh Đạt đã biến khát khao, hoài bão, tâm nguyện của mình thành sự thật và đã thực hiện hóa được Sứ mệnh, Tâm nguyện của mình! … Thành quả cụ thể là 3 Thương hiệu: “ÔNG BẾP” và “VIETCUP COFFEE” và VIETFOOD đã được ra đời với hơn 300 mã hàng “thành phẩm” đã tạo nên một “Hệ sinh thái – Hệ giá trị” Khác biệt/ Chuyên nghiệp về: Thực phẩm; Thực phẩm; Nhu yếu phẩm… từ A – Z cho: “Căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam” mang “Giá trị thật” để “Phụng sự” người Việt! Đặc biệt, qua quá trình nghiên cứu, TS. Nguyễn Huỳnh Đạt đã tạo ra chuỗi các sản phẩm được chiết xuất, sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là nông sản sạch của Việt Nam theo công nghệ mới và công thức hoàn toàn tự nhiên (Natural), không hóa chất – Bảo đảm sức khỏe cho mọi người dân trong mỗi gia đình Việt Nam: “Từ Trẻ Sơ sinh đến các cụ Phụ lão - Từ các bà Vợ đến các ông Chồng” đều được “Chăm sóc sức khỏe chủ động” thông qua các bữa ăn hàng ngày và nhu yếu phẩm sử dụng mỗi ngày từ chuỗi các phẩm chất lượng Quốc tế trong “Hệ sinh thái – Hệ giá trị” của Thương hiệu “ÔNG BẾP” và VIETCUP COFFEE với Giá THẤP NHẤT thị trường… Chuỗi “Sản phẩm chất lượng Quốc tế - Giá cả Nông thôn Việt Nam”!!!

III. PHẦN THỨ BA: THỰC HIỆN HÓA KẾ HOẠCH - MỤC TIÊU

Từ “Nhân duyên và Cơ duyên lớn” như đã nêu trên cộng hưởng với Tư duy, Tầm nhìn chiến lược và Tâm Thái đồng hệ giá trị... Chúng tôi đã nhanh chóng hòa nhịp và đi đến một quyết định mang tính lịch sử:

1. Ký kết Hợp đồng “Hợp tác toàn diện” giữa 2 Tập đoàn: Tập Đoàn CME do Ông Cao Tuấn Nam ( Phó chủ tịch tập đoàn ) Và: CÔNG TY CỔ PHẦN VIETCUP INTERNATIONAL - Mã số Doanh Nghiệp/ Mã số thuế: 37028 82206 – Do Sở KH & ĐT Bình Dương cấp. + Là Chủ sở hữu Thương hiệu: ÔNG BẾP và VIETCUP COFFEE – VIETFOOD – BỤT VÀNG – NHÀ BỤT- VIETWATER- VIETPHARMAR với tất cả các nhãn hàng thực phẩm, gia vị và hàng tiêu dùng mang nhãn hiệu Ông Bếp cùng các nhãn hàng khác thuộc bản quyền của thương hiệu “ÔNG BẾP và “VIETCUP COFFEE”;

2. Phát triển đầu tư sản xuất và xây dựng hệ thống phân phối đáp ứng toàn Việt Nam để cung ứng, phục vụ: “Nhanh, Tiện, Lợi, An toàn, Gía hợp lý” phục vụ Nhân dân Việt Nam để người tiêu dùng được hưởng lợi từ chuỗi các sản phẩm của “ÔNG BẾP” và “VIETCUP COFFEE” thông qua hệ thống phân phối bán lẻ là: Chuỗi “Cửa hàng an sinh” mang thương hiệu: “VIETFOOD MARK”. & chuỗi coffee mang thương hiệu Vietcup

3. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề (ngoại khóa/ miễn phí) cho Học sinh – Sinh viên…thuộc các nhóm đối tượng: Gia đình chính sách; Gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng yếm thế trong xã hội nhưng có chí tiến thủ vươn lên trong cuộc sống. (Công việc này sẽ phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, Trường Nghề…do Ông Bếp chủ trì và Media one phối hợp triển khai, hỗ trợ thực hiện).

4. Tổ chức các chương trình thiện nguyện “Với cộng đồng - Vì cộng đồng” bằng ngân sách tự có từ công việc kinh doanh, không quyên góp của xã hội. Bằng việc phối kết hợp với các Tổ chức, cơ quan công quyền của các địa phương như: Liên Đoàn lao động; Tỉnh Đoàn; Hội Chữ Thập đỏ; Hội Liên hiệp Phụ Nữ; Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Khu chế xuất; Cụm công nghiệp…và các Tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp khác.

5. Nhượng quyền Thương hiệu; Vietfood Mark- Vietcup coffe- Bụt Vàng Mark

6. Niêm yết (IPO) lên Sàn chứng khoán.

IV. PHẦN THỨ TƯ: LOẠI HÌNH, MỨC ĐẦU TƯ VÀ LỢI NHUẬN

Chúng tôi thấu hiểu được giá trị mà quý Nhà đầu tư đến với “VIETFOOD INTER. Chúng tôi trân trọng giá trị ấy và cam kết bảo đảm quyền lợi chính đáng cho Nhà đầu tư!

2. Loại hình hợp tác đầu tư: Dành cho Dân a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: (Một phần - không tham gia quản lý vận hành shop). - Nhà đầu tư góp vốn đầu tư vào từng shop một cách độc lập, tỷ lệ vốn góp tuỳ ý nhưng tối thiểu là 30%/shop, có thể 30%; 35%;40%; 45%/shop. - Nhà đầu tư được chia sẻ lợi ích kinh doanh (lợi nhuận ròng) theo tỷ lệ % vốn góp hàng năm. (Lợi nhuận mục tiêu cam kết tối thiểu đạt 20%/năm/ tổng vốn đầu tư). b. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: (Bán phần - có thể tham gia quản lý vận hành shop). - Nhà đầu tư góp vốn đầu tư 50%/50% vào từng shop hoặc nhiều shop. - Nhà đầu tư được chia sẻ lợi ích kinh doanh (lợi nhuận ròng) 50%/50% hàng năm. (Lợi nhuận mục tiêu cam kết tối thiểu đạt 20%/năm/ tổng vốn đầu tư). c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhượng quyền: (Toàn phần - quản lý vận hành shop). - Nhà đầu tư góp vốn đầu tư 100% vào một hoặc nhiều shop. Phí nhượng quyền thương hiệu, nhượng quyền thương mại là: 320.000.000đ/shop. - Nhà đầu từ được hưởng tất các quyền lợi và ưu đãi kinh doanh của Công ty VIETFOOD INTER đối với toàn hệ thống và được hưởng toàn phần lợi ích kinh doanh d. Hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án – Giai đoạn 1: Dành cho Đồng Sáng lập - Nhà đầu tư Sáng lập có nghĩa vụ mua cổ phần hệ sinh thái khép kín các thương hiệu của tập đoàn Vietfood Inter Cụ thể ( Vietcup ) ( Vietfood ) ( Ông Bếp ) (204,000,000,000 Vnd ). Số cổ phần tương ứng 20,400,000 CP x 10,000 vnd/ cp Mr Đạt sẽ chuyển giao 60% tương ứng 122,400,000,000 VND số CP nắm giữ 12,240,000 Cổ phần. - Nhà đầu tư đồng sáng lập có nghĩa vụ góp vốn sản xuất theo giá trị sở hữu của mình dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh được để xuất hàng năm và được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp cùng các ưu đãi cổ tức của cổ đông chiến lược của Dự án.

3. Tổng gọi vốn đầu tư - Giai đoạn 1 (kể từ tháng 7/2023):

- Gọi vốn cho việc đầu tư 6 Trung tâm kho vận và xúc tiến thương mại Vietfood Inter tại 6 Miền của Việt Nam - Tương đương: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng).

- Gọi vốn đầu tư cho 3600 shop được phân bổ ( 58 ) shop cho một thành phố, chi phí đầu tư bình quân: 150.000.000 VNĐ (Ba Trăm Triệu đồng) – Tương đương 540,000,000,000 VND

- Chi phí đầu tư sản xuất 120,000 bộ combo an sinh x 1,600,000 / bộ x 3 tháng sản xuất – Tương ứng 360,000 bộ = 576,000,000,000 VND

- Chi phí đầu tư chuyển giao 3 thương hiệu khép kín phục vụ sản xuất kinh doanh 204,000,000,000 ( Hai trăm lẽ bốn tỷ đồng )

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( 2023 ) = 360,000 x 3,200,000 = 1,152,000,000,000 ( Một ngàn một trăm năm mươi hai tỷ đồng. Được phân bổ cho 3,600 shop .

- Tổng vốn cần gọi cho dự án An Sinh Xả hội giai đoạn 1 ( 2023 ) cần 1,350,000,000,000 Một ngàn ba trăm năm mươi tỷ đồng.

a. Doanh thu mục tiêu và lợi nhuận bảo đảm:

- Doanh thu mục tiêu: 320.000.000đ/tháng/shop x 3 x 3600 = 3,450,000,000,000 VND

- Lợi nhuận bảo đảm: 10% = 32,000,000 /tháng/shop.

- Trích quỹ dự phòng:5% = 16,000,000 VNĐ/tháng/shop.

- Lợi nhuận đảm bảo cho tập đoàn 22%/ năm

- Chi phí Tiếp thị thương mại 15%

- Chi Phí tiếp thị thương hiệu 15%

- Chi phí kho vận 10%

- Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm hàng năm 3%

- Chi phí tài trợ An sinh xả hội cho member 10%

- Thuế 10 %

d. Chi phí đầu tư cho mỗi shop gồm:

- Giá vốn hàng hóa (mặt bằng, thiết bị, dụng cụ) 130,000,000 vnd

- Chi phí thuế, phí, lệ phí. ( 10% ) 15,000,000

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. (20% ) 15,000,000

- Nhượng quyền thương hiệu (một lần). Tài trợ nhân đạo bằng hàng hóa 160,000,000 vnd

- Chi phí quản trị bảo trì toàn hệ thống: 5%/tổng mức đầu tư/ năm.

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ(Giai đoạn 1)
Tổng mức đầu tư của dự án
(Giai đoạn 1): 1,350.000.000.000 đồng. (Một ngàn ba trăm năm mươi tỷ đồng).

Trong đó:
+   Vốn Chủ sở hữu:                                   204.000.000.000 đồng.
+   Vốn huy động đầu tư hoặc vốn vay:  1,350.000.000.000 đồng.
 

TT

Nội dung
Số lượng cửa hàng
ĐVT

Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Thuê mặt bằng 3600 Shop 10,000,000 36,000,000,000
II Thiết bị 3600 Bộ 27.000.000 97,200,000,000
III Chi phí Branding Market 3600 Shop 50.000.000 180.000.000.000
IV Chi phí hàng hóa 3600 Shop 160.000.000 576.000.000.000
VI Chi phí khác 3600 Shop 32.000.000 115.000.000.000
Tổng cộng       1.000.420.000.000
1. Khởi động dự án: 6 Trung tâm Vietfood Inter tại Miền Bắc, Miền Trung , Cao Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tp HCM. Chủ đầu tư tiến hành thành lập dự án/ đề án, hoàn thành mọi thủ tục pháp lý, mở 3600 shop và xây dựng thương hiệu VIETFOOD MARK , VIETCUP COFFEE.
2. Đầu tư phát triển hệ thống (Giai đoạn 1): Mời gọi hợp tác đầu tư theo các hình thức như đã nêu ở phần trên, lợi nhuận chia sẻ theo tỷ lệ góp vốn từng shop.
  • Khách hàng mục tiêu là hệ sinh thái của Công đoàn, Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ nghèo, Hội người khuyết tật , Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân và an sinh xả hội Việt Nam, phân bổ tại các khu dân cư, nơi tập trung đông người lao động, công nhân, sinh viên, học sinh...
  • Thị trường mục tiêu khu đông dân cư, khu – cụm công nghiệp, trường học, bệnh viện...
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG


1. TẦM NHÌN
Trở thành NGƯỜI BẠN THÂN THIẾT của mọi gia đình Việt.
Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, VIETFOOD INTERNATIONAL khẳng định vị trí Tập đoàn an sinh xả hội số 1 tại thị trường bán lẻ Việt nam, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng.

2. SỨ MỆNH
      Góp phần cùng chính phủ giải quyết hệ lụy mất việc và thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch mặc khác Cung cấp nguồn Thực phẩm/ Nhu yếu phẩm: Sạch, Tươi, An toàn, Chất
      lượng caođến mọi nhà Việt nam với GIÁ TỐT nhất.
     Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình chính sách các hộ công nhân lao động nghèo phân bổ tại các khu dân cư trên địa bàn hoạt động.
Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng đa dạnh.
           Góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển ngành cà phê và bán lẻ Việt Nam vươn tầm quốc tế.
3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI
                          “ KiẾn tạo giá trị Việt, Nhanh - Tiện - Lợi – An toàn và đảm bảo sức khỏe
                         Với mục tiêu luôn luôn hướng đến sự thoả mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo.
4. PHƯƠNG CHÂM VÀ TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG
                          Tận Tâm “phụng sự” mọi người, mọi nhà, mọi lúc, mọi nơi (Cần là Có).
                          Phương châm này là kim chỉ nam của chúng tôi trong suốt quá trình hoạt động.
5. CAM KẾT CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
  • Sản phẩm chất lượng cao; Giá tiết kiệm nhất.
  • Mang lại thu nhập chủ động và giải pháp tiêu dùng thông minh .
  • Phát triển với cộng đồng nghèo ; giúp ổn định cuộc sống
  • Giải quyết triệt để cho người mất việc làm đang gia tăng cao hiện nay toàn Việt nam
6. VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
  • Trung Thực và Chính trực.
  • Hài hước và Hài lòng.
  • Chân Thành và Trung Thành
B. TÓM TẮT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIETFOOD INTER
- Tên Chủ đầu tư/ Doanh Nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VIETCUP
- Thương Hiệu: “VIETCUP” – Cửa Hiệu: “VIETFOOD MARK”
- Giấy phép ĐKKD: 3702877703 - Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.
- Sáng lập: Ông NGUYỄN HUỲNH ĐẠT  – Chức vụ: Giám đốc Điều hành.
- Đồng sáng lập: Ông Cao Tuấn Nam  - Chức vụ: Chủ Tịch Tập Đoàn
- Địa chỉ: 59 Hoàng Hoa Thám, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- Website: https://vietcoffeechains.vn
      Với hoạch định chiến lược bài bản, tôn chỉ mục tiêu kinh doanh rõ ràng, nhằm xây dựng và phát triển hệ thống coffee chuỗi và của hàng bán lẻ an sinh xả hội  lên những tầm cao mới ... Tập đoàn chúng tôi đã, đang và sẽ  tập trung toàn thể nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh và nâng cao năng lực cung ứng ngành thực phẩm/ nhu yếu phẩm theo chiến lược “MTC” (Manufacturing To End user) - “Nhà sản xuất đến Người tiêu dùng” để mở rộng mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm mục đích: “Phục vụ người dân Việt Nam”. Từ tầm nhìn, mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh đó... chúng tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng: Dự án sẽ tăng trưởng rất nhanh và mạnh về quy mô, rất cao về doanh thu và rất tốt về lợi nhuận cho Nhà đầu tư nói riêng và mang đến lợi ích, giá trị rất thiết thực cho người tiêu dùng Việt Nam nói chung.
 
   I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
C. MỤC TIÊU DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1. Phát triển: Nhân rộng hệ thống Chuỗi Siêu thị an sinh Vietfood Mart trải khắp 63 tỉnh thành, của Việt Nam
2. Phục vụ: Đáp ứng được nhu cầu ăn uống và mua sắm cho số lượng lớn khách hàng từ các Khu dân cư, Trường học; Khu – Cụm công nghiệp trong khu vực Miền Nam (và trên Toàn quốc).
3. Cung cấp: Đầy đủ, nhanh chóng các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm chất lượng cao, truy

 xuất  nguồn gốc xuất xứ của sản phảm dễ dàng, rõ ràng, minh bạch…

Đặc biệt: Luôn luôn cam kết: “GIÁ Tiết kiệm NHẤT” thị trường.
4. Hiện đại hóa hệ thống: Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Chuỗi  “Coffee 3.1 của VIETFOOD MARK để phụng sự và nâng tầm giá trị sống và nhu cầu mua sắm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
5. Xây dựng mối quan hệ: Hợp tác bền vững với các nhà sản xuất, đơn vị cung ứng để cung ứng ra thị trường các sản phẩm: chất lượng cao, sạch, an toàn, truy xuất nguồn gốc dễ dàng…của thương hiệu, nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm cao.
6. Trở thành Thương hiệu mạnh: Có tầm ảnh hưởng Quốc gia về ngành bán lẻ; và là đơn vị Tổng phân phối chiến lược cho các nhà sản xuất trong, ngoài nước… để đưa sản phẩm chất lượng ra hệ thống bán lẻ của “VIETFOOD MART nhằm phục vụ tốt nhất, nhiều nhất có thể cho 100 triệu Nhân dân Việt Nam.
  • Luôn hướng tới cộng đồng: Phục vụ Nhân dân bằng các việc làm cụ thể theo tôn chỉ:
                         “Người THẬT – Việc THẬT – Sản phẩm THẬT - Giá trị THẬT – Lợi ích THẬT”
 
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, trong năm 2022 và những tháng giữa năm 2023; dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2019-2020. Hơn 87,000 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động hàng triệu việc làm bị mất đi đẩy người lao động Việt nam đến bờ vực khó khăn chồng khó khăn! Để mang đến giải pháp hổ trợ bình ổn cho nhóm phân khúc khách hàng bị ảnh hưởng trên, dự án cần triển khai nhanh chóng dự án để phụng sự và tạo bình ổn cho xả hội la 2điều thiết thực.  Hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Các kênh thương mại hiện đại, thương mại điện tử chiếm ưu thế trong đại dịch COVID-19.
Đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, hệ thống bán lẻ vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dung của người dân; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt khoảng 634 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng mức và giảm 18,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 53,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt khoảng 440 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 7,4%. Tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng, đặc biệt là dịch vụ lữ hành. Ngành tiêu dùng Việt Nam vẫn rất lạc quan, nhưng có ít nhiều lo ngại sau đại dịch đã thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng.
So sánh với năm 2019, số lượng “Siêu thị” trong năm 2020 – 2021 đã giảm 20% – từ 336 xuống 330. Mức giảm này chủ yếu đến từ việc Vinmart đã đóng cửa một số Siêu thị của họ. Xét trên thống kê cả nước, CoopMart là thương hiệu sở hữu nhiều Siêu thị nhất với 128 siêu thị, xếp sau là Vinmart với 64 siêu thị.
Trái ngược với “SIÊU THỊ”, số lượng “Siêu thị mini - Cửa hàng tiện lợi đã đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc; tăng tới 60% – từ 2495 trong năm 2019 lên 5228 cửa hàng trong năm 2020 và đến giữa cuối năm 2021 con số xấp xỉ khoảng 6.900 cửa hàn. Mức tăng này đến từ chiến lược mở rộng của Vingroup khi họ liên tục mở ra các cửa hàng Vinmart+ tại các khu vực nông thôn hoặc tiểu khu. Nếu đi sâu hơn vào phân tích, sẽ thấy Vinmart+ vẫn là cái tên đi đầu trong lĩnh vực này khi số lượng cửa hàng của họ là rất nhiều.
Các cửa hàng nhỏ đều có mức tăng nhẹ vào năm 2021 và đầu năm 2022; với con số 163 cửa hàng vào năm 2019 lên 170 vào năm 2020. “Thống trị” bảng xếp hạng này không ai khác ngoài cái tên quen thuộc Miniso với 47 cửa hàng trên toàn quốc.
“Siêu thị mini – Cửa hàng tiện lợi” bán nhiều thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, sản phẩm tiêu dùng phổ thông… sẽ là lựa chọn ưu tiên đối với Nhân dân thu nhập thấp ở các khu dân cư, chung cư, khu – cụm công nghiệp, trường học…Chủ yếu họ mua thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ ăn nhanh và những dụng cụ dùng trong gia đình.
Một vài năm gần đây, nhu cầu mua sắm trong siêu thị tăng đột biến, người tiêu dùng thường cho rằng mua hàng trong siêu thị sẽ được bảo đảm tính an toàn, có nguồn gốc xuất xứ. Bởi vì lý do đó mà rất nhiều siêu thị lớn được mở ra. BigC, Metro, Hiway… nhận thấy thị trường đầy tiềm năng, họ mở ra thêm các địa điểm bán lẻ ở nhiều nơi trên cả nước  và tập trung rất lớn vào những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
Số liệu của Tổng Cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 - 2022 cán mức khoảng 5,2 triệu tỷ, con số này tăng 9,5% so với 2019. Một mức tăng trường quá lớn. Thống kê của 1 Viện thuộc Bộ Công Thương cho thấy doanh thu ước tính của riêng thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 - 2021 đạt khoảng 379 tỉ USD, điều này mở ra một cơ hội kinh doanh cho rất nhiều nhà đầu tư.
Điểm đáng lưu ý của thị trường bán lẻ trong thời gian qua là sự chuyển biến đáng kể của mô hình Chuỗi “Siêu thị mini - Cửa hàng tiện lợi”.  Mô hình này xuất hiện tại thị trường Việt Nam cách đây khoảng chục năm, thế nhưng đến nay mô hình này mới thực sự tạo sự chú ý đối với người tiêu dùng và đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống, chợ tự phát và thậm chí là  cả những chợ truyền thống… với những chiến lược kinh doanh bài bản từ những thương hiệu quốc tế, cũng như sự gia nhập của các nhà sản xuất nội địa. Số lượng các “Siêu thị mini - Cửa hàng tiện lợi đang tăng lên không ngừng. Hiện cả nước có hơn 5.300 cửa hiệu của các thương hiệu như Family Mart, B’s Mart, CircleK, Ministop, Shop&Go, Vinmart+, 7Eleven, GS 25…
Đầu tư phát triển Chuỗi Siêu Thị mini – Cửa hàng tiện lợi”  với các ưu điểm vượt trội về sản phẩm, giá cả và dịch vụ khác biệt… tại các khu vực có dân cư tập trung đông đúc sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để bảo đảm hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Xây dựng ChuỗiSiêu Thị mini – Cửa hàng tiện lợi” chuẩn hóa sẽ có lợi thế cạnh tranh gần như tuyệt đối so với các Chợ truyền thống, Chợ tự phát và các Tiệm tạp hóa…
Vì: “SẠCH SẼ - TIỆN LỢI – CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN - TỰ DO CHỌN LỰA”
                           Với các lợi thế lẫn tiêu chí khác mang tính cơ học logic dưới đây:
logic

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ - CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – THỜI  GIAN THỰC HIỆN
  1. Quy mô đầu tư và quy chuẩn

a. Quy mô đầu tư:

- Diện tích mỗi shop “Siêu thị mini – Cửa hàng tiện lợi” trung bình 40 50 – 100 m2 
- Mỗi shop có định mức đầu tư: 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng).
- Số lượng shop “VIETFOOD MARK” của Giai đoạn1 là: 6300 Shop.
- Tổng vốn đầu tư của Giai đoạn 1: 1,350,000,000,000 . (Một ngàn ba trăm năm mươi tỷ đồng)
b. Quy chuẩn:
- Xây dựng Chuỗi Siêu thị mini – Cửa hàng tiên lợi” đạt quy chuẩn cần đồng bộ hóa toàn hệ thống. Phần thiết kế cần phải bảo đảm các tiêu chí cơ bản:
+ Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của “Siêu thị mini – Cửa hàng tiện lợi”;
+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học logic để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân;
gh
c. Tiêu chí lựa chọn mặt bằng:
- Ở khu vực ít hoặc không bị ùn tắc giao thông.
- Phía trước có chỗ đậu xe máy (nếu có chỗ đậu Ô tô sẽ là một lợi thế vượt trội).
- Khu vực tập trung nhiều người qua lại, xung quanh nhiều dân sinh sống.

2. Chiến lược sản phẩm:

Bắt buộc phải “Sản phẩm chiến lược”Nhà sản xuất và cung ứng chiến lược để đáp ứng và phục vụ cho chiến lược hoạt động kinh doanh: “phát triển bền vững, lâu dài”.
a. Phân loại nhóm sản phẩm chiến lược và các mặt hàng bách hóa phổ biến bao gồm:
    • Hàng tiêu dùng thiết yếu: Bộ Combo anh sinh nhân đạo ( 20 món sản phẩm thiết yết cho gia đình Việt )
    • Thực phẩm (Rau, củ, quả, thịt, cá…);
    • Gia vị (trọn gói Combo cho gian bếp…);
    • Hóa mỹ phẩm (đầy đủ cho phòng tắm…);
    • Chăm sóc cá nhân (từ bên trong đến bên ngoài…)
    • Dinh dưỡng (cho cả gia đình từ trẻ đến già…)
      • Các mặt hàng bách hóa mở rộng liên minh:
    • Đồ Gia dụng
    • Văn phòng phẩm
    • Đồ chơi trẻ em…
    • Quần áo may sẳn

b. Thiết kế phân khu và trưng bày hàng hóa

      Thiết kế và phân khu bao gồm đặt những nhóm sản phẩm giống hoặc có liên hệ qua lại với nhau và theo hướng di chuyển trong cửa hàng có logic, giúp khách hàng dễ dàng định vị được sản phẩm họ muốn mua ở đâu. Khu vực thanh toán bàn thu ngân phải thuận tiện khi mua sắm xong rồi tiến hành thanh toán.
Thiết kế và phân khu theo từng đặc tính của sản phẩm với độ ưu tiên khác nhau. Với mỗi cách quy định, thì shop sẽ có thứ tự “gom” hàng thành từng khu vực riêng biệt.
+ Theo nhãn hiệu, màu sắc;
+ Theo giới tính (của khách mua hàng);
+ Theo công năng sử dụng;
+ Theo giá tiền, theo mùa;
+ Theo kích cỡ, lối sống;
+ Theo nhóm tuổi, mức độ ưu tiên.
    Cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị ngăn nắp, đẹp mắt và ấn tượng sẽ mang lại 2 tác động chính có lợi cho shop kinh doanh:
+ Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng: Khi hàng hóa được trưng bày sắp xếp ngăn nắp và phân loại hợp lý, khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm yêu thích.
+ Kéo dài thời gian đi mua sắm: Theo khảo sát và thống kê, thời gian khách hàng bị “giữ chân” tăng 1% thì doanh thu sẽ tăng 1,3%. Vì vậy mỗi khu vực trưng bày nên chọn một phong cách khác nhau để tạo ấn tượng và lôi cuốn khách muốn được khám phá nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều mặt hàng khác nhau, làm tăng khả năng mua hàng “bốc đồng” (khách hàng mua hàng không đúng với dự định ban đầu của họ…).
kc

3. THỜI GIAN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH KINH DOANH
a. Kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển Chuỗi “VIETFOOD MARK được bắt đầu từ
     tháng 9 năm 2023 trở đi.
     b. Ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý, tài chính nhân lực và nhà đầu tư... Những shop đầu tiên sẽ đi vào hoạt động
     vào tháng 10 năm 2023 và liên tục phát triển.
     c. Khi mô hình hoạt động và quy trình thực hiện đi vào quy củ ổn định, kinh doanh hiệu quả... sẽ tiến hành nhân bản rất
4. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Dự án được triển khai từ nguồn vốn tự có và vốn hợp tác đầu tư của các tổ chức, cá nhân…
       (Nếu thật sự cần thiết mới sử dụng đòn bẩy tài chính bằng vốn vay của ngân hàng).
D. TÓM TẮT KHẢO SÁT PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT 

1. Giới thiệu sơ lược thị trường bán lẻ:

- Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ chính thức từ ngày 11/01/2015, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam, cũng trong năm này, khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực sẽ cho phép các dòng tài nguyên, hàng hoá, vốn, nhân lực... di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối; Điểm đặc biệt là 10 nghìn loại hàng hoá từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Tận dụng cơ hội này, các nhà bán lẻ nước ngoài, nhiều nhất là các nhà Bán lẻ Châu Á đã “ồ ạt đổ bộ" vào thị trường Việt Nam
- Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ dự báo, con số này sẽ là 55% đến năm 2021. Trong đó, sức mua của người Việt tại các “Siêu thị mini - Cửa hàng tiện lợi”, tạp hóa và các loại chợ chiếm đến 80%, chỉ 20% thuộc về các siêu thị, trung tâm thương mại. Tỷ lệ này tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực: Trung Quốc 51%; Malaysia 60%, Singapore 90%…
- Các nhà Bán lẻ nước ngoài mới chiếm khoảng 12% thị phần tại Việt Nam, song nhóm này lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Dự kiến đến hết năm 2022, giá trị toàn thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 280 tỷ USD.

2. Chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 toàn cầu:

         Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những thị trường thuộc nhóm sôi động nhất thế giới. Tuy nhiên, sự chuyển mình của các xu hướng thương mại bán lẻ trong thời đại mới và sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong hiện tại cùng các dự báo trong tương lai đang đòi hỏi Việt Nam vừa cần nhanh chóng tận dụng thời cơ, vận hội vừa có sự chuẩn bị cho các đối sách trước những thách thức mới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
          Nhờ sự hoạt động năng nổ, sáng tạo của hệ thống bán lẻ, năm 2019 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đạt khoảng 600.000 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của đạt khoảng 400,000 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng mức, tăng khoảng 12% so với năm trước, mức tăng cao nhất của giai đoạn 2016 -2020.
          Dù chịu ít nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt khoảng 500.000 nghìn tỷ đồng, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt trên 300.500 tỷ đồng, chiếm trên 70% tổng mức và tăng trên 8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng bán lẻ thiết yếu thường có mức tăng cao gồm có: Lương thực, thực phẩm; hóa mỹ phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, may mặc…
          Có thể nói, với nền tảng và thế mạnh sẵn có, ngành bán lẻ vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt, mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá cùng những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.
      Là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh cao, do đó ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển khá sôi động với các hình thức triển khai đa kênh, đặc biệt với sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự sôi động của thị trường bán lẻ trong vài năm trở lại đây.
       Có thể khẳng định, với thị trường hơn gần 100 triệu người tiêu dùng, trong đó đa phần là người trẻ và sự đô thị hóa mạnh mẽ nên ngành Bán lẻ của Việt Nam còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Hãng Nghiên cứu Thị trường A.T.Kearney xếp hạng Việt Nam là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 toàn cầu. Theo CBRE châu Á, doanh thu bán lẻ Việt Nam dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 13,9% tới năm 2022, cao gần gấp 3 lần so với nước đứng vị trí tiếp theo tại Đông Nam Á.
        Theo Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, trong những năm qua, ngành Bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số, cao hơn tăng trưởng GDP từ 1,5 - 2 lần. Hiện thị trường bán lẻ Việt Nam đã có trên 700 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, khoảng trên 9.000 chợ truyền thống, chợ tự phát cùng hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và khoảng 2,2 triệu người bán lẻ đang hoạt động.
        Hiện nay, các DN trong nước đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực “Siêu Thị mini - Cửa hàng tiện lợi”, điển hình như sự bùng nổ tốc độ mở mới của hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+ hoặc hệ thống siêu thị mini của Saigon Coop. Trong đó, Vingroup sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+.

           Hiện tại, Bách hóa Xanh của Thế Giới Di Động đã có khoảng 730 cửa hàng và khả năng rất cao là sẽ bị “tuột xuống” còn trên dưới 600 cửa hàng vào cuối năm 2021. Hay như Saigon Co.op - đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra, cửa hàng Co.op Smile, Co.op Food đã xây dựng các chuỗi bán lẻ với hơn 700 điểm bán. Chỉ riêng mô hình siêu thị, DN này đã có chuỗi 111 Co.opmart tại nhiều tỉnh - thành…

3. Hội nhập sâu, cạnh tranh mạnh

         Với việc xóa bỏ hoàn toàn rào cản trong lĩnh vực bán lẻ cũng sẽ khiến thị trường chuyển sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của nhiều DN nước ngoài. Không chỉ có các nhà bán lẻ truyền thống, những tập đoàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba cũng nhanh chóng có mặt trực tiếp bởi thị trường Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng đứng đầu trong khu vực. Trong thời gian tới, với xu hướng mở cửa hội nhập sâu rộng, xu thế sáp nhập, thâu tóm trong lĩnh vực bán lẻ (kiểu cá lớn nuốt cá bé để chiếm lĩnh thị trường) sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí ở mức độ cao hơn.
       Không chỉ các DN trong nước, nhà Bán lẻ nước ngoài cũng đang tập trung xây dựng hệ thống chuỗi với số lượng lớn. Chẳng hạn như Big C có 35 siêu thị, MM Mega Market (Thái Lan) có 19 trung tâm, Lotte Mart (Hàn Quốc) có 13 siêu thị và đại siêu thị, đồng thời đặt ra tham vọng đạt 60 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam vào năm 2022. Đặc biệt, Việt Nam đang hút một lượng lớn vốn ngoại đầu tư vào hoạt động Bán lẻ. Ước tính sơ bộ, đã có hàng tỷ USD vốn ngoại rót vào thị trường, hình thành cuộc đua mở chuỗi cửa hàng Bán lẻ trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
          Dự thảo “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2025, tầm nhìn đến 2035”. Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2025, mức bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 88% tổng mức bán lẻ và khu vực FDI chiếm khoảng 12%. Đây là mục tiêu khá tham vọng bởi việc xóa bỏ hoàn toàn rào cản trong lĩnh vực bán lẻ theo cam kết của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ khiến thị trường bùng nổ với sự tham gia ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tác động của làn sóng cách mạng công nghệ 4.0 đến phương thức hoạt động và thị hiếu tiêu dùng cũng buộc DN bán lẻ phải thay đổi nếu muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
         Trên thực tế, bên cạnh những cơ hội, hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít thách thức, rào cản. Theo đó, vẫn còn ít số lượng các DN có tiềm lực và nền tảng vững mạnh thực sự, phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ. Hiện nay, các DN bán lẻ trong nước chủ yếu chiếm lĩnh mô hình siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị, nhà bán lẻ ngoại chiếm tới 92%. Phân khúc cửa hàng tiện lợi cũng đang thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài với 80% thị phần. Về tiềm lực, khối bán lẻ trong nước hiện nay chỉ có một vài tên tuổi đáng chú ý như Saigon Co.op và 2 DN của Vingroup: Vincom Retail (nhà phát triển, kinh doanh mặt bằng bán lẻ) và Vincommerce (sở hữu các thương hiệu bán lẻ của Vingroup là Vinmart, Vinmart+, Vinpro, Adayroi…).
       Thời gian qua, hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập được thực hiện bởi những bàn tay của các đại gia bán lẻ ngoại đã khiến cho ngành bán lẻ nước nhà nhiều phen dậy sóng và không ít DN trong nước bị khối ngoại thôn tính hoặc chấp nhận liên doanh, góp vốn. Các vụ M&A nổi bật được nhắc đến gần đây là Metro Cash & Cary Việt Nam (gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu EURO) và Big C Việt Nam (32 siêu thị/đại siêu thị) trị giá 1,14 tỷ USD…
tt

II. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VIETFOOD MARK không phải là các chuỗi Bán lẻ hiện đại như Coop Mart, Big C, Lotte, Bách hóa Xanh, Fivi Mart, Citi Mart, Minitop, VinMart và cửa hàng tiện lợi như Cirle K, B’s Mart, FamilyMart. …
VIETFOOD MARK muốn cùng các Nhà đầu tư xây dựng phát triển chuỗi “Siêu thị mini – Cửa hang an sinh tiện lợi” như một “Khu vườn thân thiện đầy tính nhân văncó đầy đủ tiện ích, đa tiện dụng với sản phẩm chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng với GIÁ TIẾT KIỆM NHẤT THỊ TRƯỜNG” để “Phục Vụ” đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân NGHÈO, biến hàng triệu gia đình Việt đang mất việc làm mất thu nhập tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp trở thành người làm chủ và là “NGƯỜI BẠN THÂN THIẾT CHO MỌI GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN VIỆT NAM” VIETFOOD MART và cam kết 100% là tạo “LỢI ÍCH bền vững cho khách hàng của VIETFOOD MART.
Cư dân tại các Khu dân cư đông đúc; Khu – Cụm công nghiệp; Khu nhà ở cán bộ công nhân viên chức Nhà nước; Khu vực các trường Đại học, Trường nghề, Ký túc xá… tập trung nhiều sinh viên, học viên; Khu trọ tập trung nhiều công nhân, người lao động tự do...
2. Khách hàng mục tiêu:

a. Khách hàng mua hàng thường xuyên
+ Khách hàng cá nhân
+ Khách hàng trung thành
 Đây là những khách hàng thường xuyên ghé thăm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của VIETFOOD MARK.
+ Khách hàng là hộ gia đình chính sách của Mật trận tổ quốc Việt Nam
Đây là lượng khách hàng thuộc nhóm mua hàng thường xuyên nhưng chỉ mua khi có chương trình hổ trợ từ địa phương và các tổ chức xả hội. Đây sẽ là những đối tượng khách hàng giúp doanh nghiệp giải phóng hàng sản xuất nhanh nhất và vì vậy là một nguồn bổ sung chính vào dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Vậy nên, doanh nghiệp bán lẻ nên thông tin bằng cách tạo gia trị gia tăng thật sự có lợi cho nhóm khách hàng nầy bằng cách gửi sms hoặc email hoặc các công cụ truyền thông khác… để thông báo đến nhóm khách hàng này cách tham gia để được nhận các giá trị phụng sự từ Vietfood Mark .

b. Khách mua hàng theo cảm hứng

Nhóm khách hàng này là những người không có nhu cầu cụ thể. Họ có thể dạo chơi, ghé vào cửa hàng và chọn mua những món đồ khiến họ hứng thú mà không có dự tính từ trước. Nhóm nầy sẽ là khách hàng vãng lai và sẽ nhà đầu tư của Vietfood Mart trong tương lai. Cho các dự án bán hàng tâm linh và an sinh nhân đạo.

c. Khách mua hàng khi có nhu cầu

Nhóm khách hàng này có ý định rõ ràng về việc mua một hay một số sản phẩm cụ thể…Nhóm nầy là nhóm xả hội họ mua hàng để cứu trợ và thiện nguyện đây là nhóm khách hàng giá trị rất lớn nếu Vietfood Mart muốn hướng tới để phụng sự.

Các “Nhóm khách hàng chính” mà VIETFOOD MARK tập trung hướng đến là người lao động gặp khó khăn, người dân, sinh viên, học sinh, công nhân viên chức và công nhân lao động trong các khu có đông đúc dân cư hiện hữucó NHU NHẬP TRUNG BÌNH

khach
1. Chiến lược “Chiêu thị và Khuyến mãi”:
Quảng cáo thông qua đa kênh tiêu dùng; Marketing trực tiếp khách hàng; Quảng cáo xung quanh và trong shop (banner, banroll, xe đẩy, giỏ mua hàng, bao bì đựng sản phẩm, các ấn phẩm, poster, tờ rơi…).
a. Các chiến dịch Chiêu thị và khuyến mãi:
- Cho khách hàng “Trải nghiệm” bằng cách “Dùng thật” sản phẩm để cảm nhận chất lượng…
- Đồng loạt khuyến mãi các nhóm sản phẩm hoặc tập trung một nhóm sản phẩm chiến lược…
 - Theo từng thời điểm nhất định để đẩy mạnh doanh số, chiếm lĩnh thị trường...
b. Các hình thức khuyến mãi:
- Khuyến mãi theo giá trị hóa đơn thanh toán từ…đến…
- Mua hàng tặng hàng (buy one get one…)
- Mua hàng từ lần ...đến lần... được tặng thưởng hoặc bốc thăm trúng thưởng.
- Bán hàng theo Combo” được giảm giá đặc biệt…
- Phát Voucher mua hàng Phiếu nhận quà tặng
- Phát hành và bán thẻ ATM cho “Khách VIP mua hàng thông minh” Khi khách hàng gởi tiết kiệm số tiền 2,400,000 VND và hệ thống ngân hàng có thực hiện chương trình an sinh xả hội cùng tập đoàn Vietfood International  tại các hệ thống ngân hàng sau đây :  Agri Bank- MB bankNgân hàng an sinh xả hội Việt nam chủ thẻ tiết kiệm tiêu dùng thông minh  sẽ được Vietfood Mart, hỗ trợ thêm 800,000 VND vào thẻ ngân hàng tại thời điểm qui định cụ thể là ( 5 tây hàng tháng ) tương đương 33% lợi nhuận / của tháng đó, và tái tục và 5 tây của tháng kế tiếp  – Chương trình nhân đạo nầy, chỉ dành riêng cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gia đình bị thất nghiệp và mất việc làm, hội người Khuyết tật Việt nam , tập đoàn Vietfood Inter chỉ phát hành đúng 1 triệu thẻ,  tương ứng chỉ hỗ trợ được cho 1 triệu hộ gia đình mất việc làm và thật sự khó khăn, với mong muốn chia sẽ gánh nặng cùng các gia đình chính sách nêu trên.
- …

                                       


 

 2. Chiến lược chăm sóc khách hàng:

  • Tạo thẻ thành viên vệ tinh, thẻ tích điểm thông minh;
  • Tư vấn sản phẩm “chủ động” thông qua nền tảng công nghệ số;
  • Dịch vụ gói quà biếu miễn phí hoặc với phí phải chăng;
  • Dịch vụ sơ chế theo yêu cầu của khách hàng “bận rộn” (giao hàng hoặc ghé shop lấy);
  • Dịch vụ đóng gói và giao hàng tận nơi miễn phí (15 – 20’ trong bán kính 1,5 – 2km2);
  • Gọi cho khách hàng đã mua hàng số lượng lớn để hỏi xem có gì chưa hài lòng không.
a. Hệ thống quản lý khách hàng gồm những thông tin sau:
- Quản lý thông tin chi tiết và các thông tin liên lạc của khách hàng thông qua thẻ Ngân hàng liên minh số cùng tập đoàn Vietfood Inter
- Quản lý và thống kê doanh số của khách hàng (tự động).
- Quản lý và thống kê doanh số của khách hàng TOP doanh số cao nhất (tự động).
- Hỗ trợ các chức năng dịch vụ chăm sóc khách hàng (tự động hoặc trực tiếp).
b. Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng gồm những thông tin sau:
- Khách hàng truy cập theo dõi được lịch sử mua hàng; Doanh số mua hàng; Trạng thái đơn hàng...
- Thời gian đang bảo hành (nếu có);
- Các chương trình khuyến mãi;
- Quản lý bảo mật truy cập vào hệ thống;
 

3. Áp dụng phương thức “Thanh toán online”:

     Xu hướng thanh toán online chắc chắn là xu hướng đương nhiên” hiện nay.
Cùng với sự phát triển của các phương thức thanh toán: ví, tín dụng, quét mã, chuyển khoản Ebanking… Xu hướng “1 chạm” để thanh toán tất tần tật mọi thứ sẽ ngày càng phát triển mà VIETFOOD MART đương nhiên cần phải áp dụng.

4. Xây dựng thương hiệu có giá trị:

 - Tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng thông qua đội ngũ bán hàng trực tiếp, nghiêm túc quán triệt thái độ “Tận tâm phục vụ cho nhân viên bán hàng tại các shop;
- Hàng hóa phong phú, đa dạng chất lượng cao với GIÁ TIẾT KIỆM NHẤT THỊ TRƯỜNG.
- Trưng bày hàng hóa ngăn nắp, sạch sẽ, logic khoa học, xây dựng các chương trình khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng, liên tục cải tiến, đổi mới để nâng cao dịch vụ sau bán hàng.
 
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ HỆ THỐNG



   1. Xây dựng “Bộ nhận diện thương hiệu
- Chuẩn hóa theo các tiêu chí:
- Bố cục chung: Phù hợp với lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh;
- Màu sắc chủ đạo: Phù hợp phong thủy với Chủ sở hữu;
- Thiết kế: Tối giản – Dễ nhận – Dễ tạo hiệu ứng;
- Thông điệp Slogan: Trọng tâm – Gần gũi - Thân thiện;
2. Tính thuân thủ
- Đồng bộ hóa cho toàn hệ thống (chỉ khác nhau về quy cách)
- Tính tuân thủ: Yêu cầu tuân thủ tuyệt đối 100%.
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ KINH DOANH



1. Phát triển thị trường và khách hàng
a. Chiến lược khai thác thị trường và khách hàng tiềm năng:
- Khách hang khó khăn có ở đâu VIETFOOD phụng sự  ở đó;
- Tìm cách bán các sản phẩm hiện tại trên thị trường mới;
- Thúc đẩy nhanh, mạnh các hoạt động marketing, phát triển thương hiệu;
- Mở rộng mạng lưới phân phối ở các địa bàn mới có tiềm năng, vươn ra các Huyện, Thị, Thành tại các tỉnh thành toàn Viêt Nam và đưa ra thế giới;
- Tìm kiếm, lựa chọn nhà sản xuất, nguồn cung ứng tiềm lực, uy tín để liên minh phát triển bền vững.
b. Chiến lược “Giữ chân” khách hàng:
- Luôn nhận thức rất rõ về nguy cơ “khách hàng bỏ ta ra đi” bất cứ lúc nào nếu sản phẩm, dịch vụ, giá cả và thái độ phục vụ khách hàng không tốt, gây cho họ sự bất bình;
  • Trong thời kỳ “Kinh tế thị trường – Hội nhập toàn cầu” với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt… khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khi quyết định bỏ tiền ra mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó…Vậy nên phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao dịch vụ để đáp ứng và phục vụ  Cho nhiều gia 1tri5 gia tăng và giải pháp tiêu dùng “hơn cả sự mong đợi của khách hàng.
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ HỆ THỐNG


 
  1. Kế hoạch xây dựng và quản lý:

 

Cần phải liên tục cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống theo “Mô hình hiện đại Khách hàng dùng sản phẩm và được kinh doanh sản phẩm để gia tăng thu nhập cho chính gia đình mình.

 

 nhưng “Thân thiện gần gũi để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh “Chuỗi giá trị thật”. Phụng sự vì tình yêu thương !

a. Xây dựng hệ thống quản lý cơ bản gồm các yếu tố then chốt:
- Nhân sự quản lý vận hành và nhân viên thực hiện trực tiếp;
- Nhà cung cấp chiến lược và Sản phẩm chiến lược;
- Khai thác dữ liệu, quản lý thông tin thị trường và khách hàng;
- Tệp khách hàng và các chính sách ưu đãi, đãi ngộ khách hàng;
- Phải “chăm chút tỉ mỉ” những yếu tố nhỏ nhất từ bên trong lẫn bên ngoài mỗi Cửa hiệu.
b. Xây dựng kênh bán hàng và đào tạo nhân sự:  
 
  • Bán hàng đa kênh nhưng lấy kênh “Bán lẻ trực tiếp làm trọng tâm;
  • Đào tạo nhân sự từ cấp cao nhất đến thấp nhất về “Thái độ phục vụ khách hàng”
  • Phải “Chăm chút tỉ mỉ” từng yếu tố nhỏ nhất từ bên trong lẫn bên ngoài mỗi Cửa hiệu;
  • Liên tục đổi mới về sách lược, cách thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  • Nghiên cứu, phát triển tạo các chương trình khuyến mãi mới lạ, hấp dẫn, mang giá trị thực tế để “Giữ chân” khách hàng CŨ và thu hút khách hàng MI từ đối thủ cạnh tranh.
  • Mở rộng các cách thức bán hàng qua mạng trên các nền tảng công nghệ số…(sẽ là kênh bán hàng hàng phổ biến, hiệu quả trong hiện tại lẫn tương lai khi mà xã hội ngày càng phát triển.
  • Đầu tư một Website tổng (http://vietfood.vn), của Công ty Vietcup Inter và xây dựng các trang Fanpage cho tất cả các Cửa hiệu VIETFOOD MARK từng khu vực hoạt động nhằm cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi, hậu mãi,...để khách hàng tham khảo trước các sản phẩm mà họ có nhu cầu mua. Đồng thời sẽ đăng những thông tin bổ ích về cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, cách thức chế biến các món ăn cho gia đình… để khách hàng dễ dàng áp dụng, thực hiện cho chính gia đình họ.

c. Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng:


- Bán hàng tại quầy, bán hàng giao nhận
- Nhận, quản lý và xử lý đơn onilne;
- Xử lý các chính sách giá khác nhau
- Xử lý đơn đặt hàng: Bán lẻ, bán sỉ;
- Quản lý trạng thái của các đơn hàng;
- Quản lý quy trình trả hàng của khách (nếu có).
 

 

d. Xây dựng hệ thống Quản trị kho, hàng hóa, sản phẩm trong dân và phụng sự dân:

- Khả năng quản lý nhiều kho hàng tại nhiều địa chỉ, địa phương khác nhau sẽ rất tốn kém; Vietfood đi chiến lược dùng nha 2da6n để phát triển hệ sinh thái bán hàng khép kín và hiệu quả.
- Quản lý chuyển kho, xuất hàng từ kho xác định, các thống kê cho từng kho; Từng hộ dân được đầu tư hệ siêu thị an sinh
- Nhập kho và kiểm tra hàng hóa, sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà cung cấp;
- Xuất kho hàng hóa, sản phẩm đi ra các shop trong khu vực và các tỉnh thành khác;
- Xử lý việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm trong và ngoài kho;
- Theo dõi, quản trị tồn kho (trên hệ thống và trên thực tế tại các khu vực, shop);
- Quản lý “chủ động lưu chuyển” để mức lưu kho đạt đến mức tối thiểu nhất có thể;
- Xử lý các số lượng tồn kho, số lượng đơn đã nhận hoặc đơn đang được đặt mua;
- Báo cáo tồn kho: Tổng hợp nhập “Nhập – Xuất – Tồn”, báo cáo tồn theo kho, theo
   định kỳ hoặc theo từng thời điểm khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo;

 
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ SHOP



                                                    
Phối cảnh hệ thống VIETFOOD MARK VIETCUP COFFEE
Của công ty VIETCUP INTERNATIONAL


















 
F. TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VẬN HÀNH HỆ THỐNG


I. CHỦ ĐẦU TƯ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
1. Chủ đầu tư (CĐT):
 a. Trực tiếp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các Dự án/ Đề án của Doanh Nghiệp.
b. Thành lập tổ chức, sắp xếp nhân sự quản trị bao gồm Ban lãnh đạo và các Bộ phận/ Phòng/ Ban để quản lý, điều hành hoạt động chung của Doanh Nghiệp/ Hệ thống.
 c. Cơ cấu tổ chức Doanh Nghiệp (DN) được phân cấp theo mô hình quản trị hàng dọc
“Trực tuyến chức năng” và theo chế độ báo cáo“một Thủ trưởng” nhằm bảo đảm sự thông suốt thông tin giữa Ban lãnh đạo là Hội đồng thành viên (HĐTV) và Ban Giám đốc (BGĐ) đến các cấp bậc Quản lý (QL) cho đến cấp nhân sự Lao động trực tiếp (LĐTT).
2. Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên:
a. Hội đồng thành viên (HĐTV): Trực tiếp hoạch định, đề ra chiến lược hoạt động, chính sách đầu tư để phát triển kinh doanh và phát triển hệ thống của DN. Lập ra Nội quy và các Quy chế, Quy định đảm bảo sự vận hành Doanh Nghiệp dựa trên các nguyên tắc pháp lý.
b. Chủ tịch Hội đồng thành viên (CT. HĐTV) là người có quyền hạn cao nhất để ra quyết định thực hiện các quyết sách, chiến lược trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đại hội đồng cổ đông và trước HĐTV của DN.
(HĐTV và BGĐ được đặt dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của CT. HĐTV).
2. Giám Đốc Doanh Nghiệp (GĐDN):
a. GĐDN (có thể là người đại diện Pháp luật hoặc không phải là người đại diện Pháp luật của DN) được HĐTV lựa chọn bầu ra và giao quyền quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động của DN để thực hiện các chiến lược, kế hoạch (hoặc nghị quyết) đã được HĐTV hoạch định, triển khai.
b. GĐDN là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của DN nên HĐTV yêu cầu GĐDN phải luôn luôn nỗ lực học tập đi đôi với thực hành để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và kiến thức tổng hợp để xử lý mọi tình huống phát sinh trong suốt quá trình vận hành hoạt động DN/ HT được trơn tru và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả hoạt động kinh doanh mang lại (theo chính sách thù lao được ban hành từng giai đoạn).
d. GĐDN được quyền quyết định tuyển và chọn những người có năng lực, kinh nghiệm phù hợp để giúp việc cho mình và Ban lãnh đạo DN. Có quyền và nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nhân sự cho các Bộ phận, Phòng/ Ban phù hợp với yêu cầu và tình hình hoạt động kinh doanh và có quyền ra quyết định sa thải nhân sự vi phạm kỷ luật hoặc không đủ năng lực trong phạm vi nhân sự thuộc quyền quản lý của GĐDN.
(Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực thì GĐDN và phòng Nhân sự sẽ tuyển dụng, tuyển chọn, phát hiện… và lên kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên “tiềm năng” và năng lực phù hợp để phục vụ cho quá trình hoạt động trong hiện tại lẫn tương lai của DN).
c. GĐDN được đặt dưới sự quản lý, giám sát của HĐTV và chịu trách nhiệm trực tiếp trước CT. HĐTV về mọi hoạt động, kết quả hoạt động của DN đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và HĐTV về những hành vi vi phạm (nếu có) trong suốt quá trình hoạt động của mình.
 Giám đốc Doanh Nghiệp báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch Hội đồng thành viên
3. Phân cấp quản lý gồm các Bộ phận/ Phòng/Ban:
- Bộ phận Kinh doanh;
- Phòng Tài chính – Kế toán;
- Phòng Nhân sự.
(Các Bộ phận/ Phòng được đặt dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc).
a. Bộ phận Kinh doanh: Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là khai thác, tiếp cận, tiếp nhận khách hàng tiềm năng, quản lý và xử lý thấu đáo tất cả các nhu cầu, yêu cầu chính đáng của khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm lợi được ích chính đáng, hợp pháp cho Công ty/ hệ thống.
Bộ phận Kinh doanh được chia làm 2 Phòng: Phòng Tiếp Thị Phòng Bán hàng.
- Phòng Tiếp Thị: Đứng đầu là Trưởng phòng Tiếp Thị - Chịu trách nhiệm:
 + Trực tiếp quản lý và thực hiện mọi hoạt động Marketing, Tiếp thị, Truyền thông về quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của Công ty và hệ thống… theo chiến lược và các kế hoạch Marketing của Ban Lãnh đạo và các chỉ tiêu, mục tiêu công việc của Phòng đề ra;
 +   Chủ động khai thác khách hàng bằng đa kênh, đa hình thức… nhưng tập trung mạnh vào nhóm khách hàng mục tiêu “Khách hàng trung cấp”, nhận diện để tổng hợp và xây dựng được Tệp “khách hàng trung thành” cho Công ty.
+ Tiếp nhận và tổng hợp mọi thông tin phản hồi hoặc vấn đề của khách hàng, những vấn đề nào trong phạm vi của Phòng Marketing xử lý được thì chủ động xử lý, những vấn nào ngoài phạm vi chức năng và quyền hạn của Phòng thì xin ý kiến chỉ đạo của Ban Lãnh đạo (Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc).  
+ Phối kết hợp chặt chẽ với Phòng bán hàng và các Phòng ban chức năng trong Công ty để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu chung của Công ty/ Hệ thống.
+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo để đưa ra các chiến lược, quyết sách phù hợp cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh của Công ty và hệ thống;
Nhân viên Tiếp Thị do Trưởng phòng Tiếp Thị quản lý và phân công công việc.
Trưởng phòng Marketing báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch Hội đồng thành viên.
b. Phòng Bán hàng: Đứng đầu là Trưởng phòng Bán hàng - Chịu trách nhiệm:
+ Trực tiếp quản lý, vận hành và thực hiện mọi hoạt động về bán hàng theo chiến lược, kế hoạch bán hàng của Công ty và chỉ tiêu doanh số của Phòng đề ra.
+ Trực tiếp quản lý, điều phối công tác kho vận, giao nhận hàng hóa của Công ty/Hệ thống.
+ Khai thác, chăm sóc khách và trực tiếp thực dịch vụ sau bán hàng của Công ty/Hệ thống;
+ Tiếp nhận và tổng hợp mọi thông tin phản hồi hoặc vấn đề của khách hàng, những vấn đề nào trong phạm vi Phòng bán hàng xử lý được thì chủ động xử lý, những vấn nào ngoài phạm vi chức năng và quyền hạn giải quyết thì xin ý kiến chỉ đạo của Ban Lãnh đạo (Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc).  
+   Chủ động và sáng tạo khai thác khách hàng bằng đa kênh, đa hình thức… nhưng tập trung mạnh vào nhóm khách hàng mục tiêu “Khách hàng trung cấp”, nhận diện để tổng hợp và xây dựng được Tệp “khách hàng trung thành” cho Công ty.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với Phòng Marketing và các Phòng ban chức năng trong Công ty để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu chung của Công ty/ Hệ thống.
+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo để đưa ra các chiến lược, quyết sách phù hợp cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh của Công ty/Hệ thống;
Nhân viên Phòng Bán hàng do Trưởng Phòng quản lý và phân công công việc.
Trưởng phòng Bán hàng báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty.

b. Phòng Tài chính – Kế toán: Đứng đầu là Trưởng phòng TC - KT (kiêm Kế toán trưởng)
Chịu trách nhiệm:
- Thực hiện mọi công tác chuyên môn thuộc nghiệp vụ Tài chính – Kế toán Công ty.
- Hoạch định, , phân tích, dự báo, đề ra kế hoạch tài chính tốt nhất, kiểm soát dòng tiền vào ra của Doanh Nghiệp và sử dụng các phương án tài chính tối ưu để nâng cao hiệu quả của dòng tiền nhằm bảo đảm hoạt động xuyên suốt, liên tục của Công ty và toàn Hệ thống.
- Thực hiện tất cả các nghiệp vụ với cơ quan Thuế theo Luật Thuế và Luật Doanh Nghiệp.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các Phòng ban chức năng trong Công ty để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu chung của Công ty/ Hệ thống.
Phòng Tài chính – Kế toán được chia làm 2 Ban:
Ban “Tài chính – Kế hoạch” và Ban “Kế toán – Thống kê”
+ Phụ trách Ban Tài chính – Kế hoạch là Chuyên viên TC - KH.
Nhiệm vụ chính của Ban Tài chính – Kế hoạch là thực hiện mọi công tác chuyên môn thuộc nghiệp vụ kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nhằm bảo đảm cân đối dòng tiền doanh nghiệp..
+ Phụ trách Ban Kế toán – Thống kê là Chuyên viên KT – TK.
 Nhiệm vụ chính của Ban Kế toán – Thống kê là thực hiện mọi yêu cầu nghiệp vụ về kế toán và thông kê của Công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo và tuân thủ quy định chế độ thuế.
Nhân viên TC - KT do Trưởng Phòng quản lý và phân công công việc.
Trưởng phòng Bán hàng báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty.
  • Phòng Hành chính -  Pháp chế - Nhân sự: Đứng đầu là Chuyên viên HC - PC- NS 
Chịu trách nhiệm:
+ Thực hiện tất cả mọi chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu công tác về  Hành chính – Nhân sự của Doanh Nghiệp.
+ Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên mới, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhân viên cũ.
+ Phối hợp với Luật sư của Công ty để thực hiện tất cả các yêu cầu nghiệp vụ về pháp chế liên quan đến hoạt động kinh doanh và pháp lý trong Doanh Nghiệp.
+ Theo dõi, chấm công và đánh giá KPI cho tất cả các nhân sự của các Bộ phận, Phòng, Ban trong Công ty (ngoại trừ HĐTV và BGĐ)
+ Phối kết hợp chặt chẽ với các Phòng ban chức năng trong Công ty để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu chung của Công ty/ Hệ thống.
Nhân viên HC - NS do Chuyên viên Chính HC - NS quản lý và phân công công việc.
Chuyên viên Chính Phòng HC - NS báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty.

4. Tổ chức Nhân sự và mức lương dự kiến:

a. Khối vận hành
 (Giai đoạn 1)

TT

Chức danh
Số lượng Mức thu nhập bình
quân/tháng
Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5%
Tổng/năm
1 CEO 1 150.000.000 1,950,000,000 0 1,950,000,000
2 Giám đốc KHỐI 6 60.000.000 4,680,000,000 0 4,680,000,000
3 Ban quản lý, điều hành 12 40.000.000 6.240,000,000 0 6,240,000,000

4
Nhân viên HCNS
24

15,000,000

4,680,000,000

0

4,680,000,000
  Cộng 38 1,350,000,000 17,550,000,000 3,685,500,000 21,235,500,000


b. Khối trực tiếp (/1 Shop)
 

TT

Chức danh
Số lượng Mức thu nhập bình
quân/tháng
Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5%
Tổng/năm
1 Cửa hàng trưởng          
2 Nhân viên fulltime          
3 Nhân viên thời vụ          
4 Bảo vệ          
  Cộng          
 
I. VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN.
G. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH


1. Tổng mức đầu tư cho mỗi Shop: 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng)
 Trong đó gồm các hạng mục chi tiết như bảng dưới đây:
 

TT

Nội dung
Số lượng
ĐVT

Đơn giá
Thành tiền sau VAT
I Mặt bằng        
1 Chi phí thuê mặt bằng 1 shop    

2
Thiết kế, cải tạo sửa chữa mặt bằng chuẩn 1 shop 75,000,000  

3
Logo, đăng ký giấy phép (cơ sở KD), bảng hiệu, QC trong shop... 1 shop 25.000.000  
II Thiết bị, dụng cụ        


1
Kệ đơn 1800 x 1200 x 410
– Cao 5 tầng (kệ sắt Quang Đạt hoặc tương đương)

15

Trọn Bộ

1.000.000

15.000.000


2
Kệ đôi 1800x1200x700 - cao 5 tầng (kệ sắt Quang Đạt hoặc tương đương)
25

Trọn Bộ

2.000.000

50.000.000

3
Xe đẩy hàng 4 bánh Maxkiwi PT-0091 (hoặc tương đương) 5 Cái 1.000.000 5.000.000

4
Bàn quầy thu ngân (VietPos hoặc tương đương) 1 Trọn Bộ 7.000.000 7.000.000
5 Máy tính tiền (VietPos hoặc tương đương) 1 Trọn Bộ 5.00 0.000 5.000.000

6
Phần mềm quản lý bán hàng (VietPos hoặc tương đương) 1 Trọn Bộ 2.00 0.000 2.000.000
  
   7
Máy in hóa đơn Xprinter Xp-T58K 1 Trọn Bộ 2.000.000 2.000.000
   
   8
Máy in mã vạch Xprinter XP 350BN 1 Trọn Bộ 3.000.000 3.000.000

9
Máy đọc mã vạch 2D Honeywell Voyager 1450G 1 Trọn Bộ 4.000.000 4.000.000
10 Máy bán nước ngọt 1      
11 Máy pha café loại TB 1      
12 Lò vi sóng Sharp 1 Trọn Bộ 1.500.000 1.500.000

13
Máy kiểm kho Datamax DT8000 1 Trọn Bộ 6.000.000 6.000.000

14
Tủ đông Sanaky VH- 4099A1        
15 Tủ mát Sanaky VH-258K 1 Trọn Bộ 8.500.000 8.500.000
16 Giỏ hàng xách tay 5 Cái 100.000 500.000

17
Cổng từ an ninh Foxcom EAS6012 1 Trọn Bộ    
18 Camera (trọn bộ 6 cam) 1 Trọn Bộ    
19 Thùng rác có nắp 3 Cái 500.000 1.500.000

20
Bàn ghế khung sắt khu vực ăn 1 Trọn Bộ    
III Chi phí đặt cọc (2 tháng)      2 Tháng    
IV Chi phí vốn lưu động   TM    
1 Nhập hàng hóa   TM 160,000,000 160,000,000

2
Chi phí nhân sự, đào tạo nhân viên 2 NV 2.500.000 5.000.000

3
Chi phí đồng phục nhân viên (mỗi người 2 áo) 8 TT 150.000 1.200.000
VI Chi phí dự phòng        
  TỔNG CỘNG        












































































 
2. Tổng mức đầu tư cho Dự án (Giai đoạn 1): 1,350,000,000,000đ (Một ngàn ba trăm năm mươi tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu tự có:   3 thương hiệu khép kín đáp ứng cho dự án 204,000,000,000
+ Vốn hợp tác đầu tư:                                              Cần kêu gọi 1,350,000,000,000


 

TT

Nội dung
Số lượng Shop
ĐVT

Đơn giá
Thành tiền sau VAT
I Mặt bằng 3600 Shop    
II Thiết bị, dụng cụ 3600
Shop
   
III Chi phí đặt cọc (2 tháng) 3600      
IV Chi phí vốn lưu động 3600 TM 160,000,000 576,000,000,000
VI Chi phí dự phòng        
Tổng cộng       576,000,000,000







 

 H. BẢN VẼ PHỐI CẢNH SHOP (Dự thảo)                                        




 
 
MẶT BẰNG







PHỐI CẢNH NGOẠI THẤT


MẶT DỰNG





MẶT CẮT
 



                                                                                                                 
 
 
 
 





           THANK YOU SO MUCH – TRÂN TRỌNG CẢM ƠN RẤT NHIỀU!!!
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây